CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA DẦU CHUẨN KHOA HỌC

10 bước blog da dưỡng da hàn quốc korea skincare skincare routine tiêu chuẩn tự tin đẹp

Da dầu (da nhờn) là loại da khá phổ biến và thể nói là loại da khó chiều chuộng trong các loại da, bởi nó rất dễ xảy ra các vấn đề về mụn, lỗ chân lông to, sẹo rỗ,..làm mất thẩm mỹ gương mặt trầm trọng. Đây là nguyên nhân khiến các cô nàng sở hữu làn da dầu cảm thấy tự ti về diện mạo của mình.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết loại da này và thường bị nhầm lẫn với da hỗn hợp. Nếu nhận biết sai loại da sẽ dẫn đến cách chăm sóc không hợp lý và gây tổn hại đến chính làn da của mình. Vậy các bước chăm sóc da dầu chuẩn như thế nào?

I. Nguyên nhân và cách nhận biết da dầu

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng da dầu và cách nhận biết da dầu.

Da dầu hình thành khi lượng bã nhờn bị tăng tiết thái quá trên bề mặt da. Tuyến bã nhờn dưới lỗ chân lông hoạt động mạnh tạo thành có giọt dạng mỡ bị thải qua lỗ chân lông từ đó làm lỗ chân lông nở to ra, dẫn đến các biểu hiện khó chịu:

– Bề mặt da thường xuyên bóng nhờn, tập trung dầu nhiều ở vùng chữ T.

– Lỗ chân lông to, bề mặt da sần sùi.

– Da dễ bị tắc lỗ chân lông nên thường xuyên nổi mụn từ mụn nhẹ đến nặng.

– Đặc biệt vào những giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, thì dầu tiết rất nhiều.

– Da thường bị sậm màu do dễ bắt nắng.

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng tiết bã nhờn và gây ra tình trạng dầu trên da mặt. Những nguyên nhân có thể kể đến như yếu tố di truyền, sinh lý, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đường, mỡ và sử dụng quá nhiều chất kích thích hay do môi trường, khí hậu, stress, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng,…

Cách nhận biết rõ nhất xem da mình có phải da dầu không đó là dùng một mảnh giấy thấm dầu để thử. Hãy rửa sạch mặt sau đó để khoảng 30 phút, dùng giấy thấm dầu lau vào mặt. Nếu da mặt là da nhờn, giấy sẽ dính và thấm dầu ngay lập tức. Trường hợp không phải, chúng ta sẽ thấy tờ giấy thấm dầu hoàn toàn khô hoặc chỉ một lượng nhỏ dầu được dính trên giấy.

Phân loại Da dầu

Da dầu được chia làm 3 dạng khác nhau:

  1. Da dầu không bài tiết được

Đây là loại da không bóng nhờn nhưng lỗ chân lông bị bít kín da các chất bã ứ đọng lại, không bài tiết ra được, làm da sần sùi, lốm đốm đen sờ vào rất cứng. Với loại da này cần phải rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt chuyên sâu, tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ bớt cặn bã trên bề mặt lô chân lông, giải phóng bã nhờn.

  1. Da dầu vì bài tiết thái quá

Đây là loại da điển hình nhất, bề mặt da bóng láng, lỗ chân lông nở to và rất dễ bị mụn trứng cá. Với loại da này khi ra đường cần phải bít kín để tránh bụi bẩn tiếp xúc với da, chăm rửa sạch mặt và phải có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để tránh tăng tiết nhờn và gây mụn.

  1. Da dầu vì thiếu nước

Da bị dầu thực chất là một làn da thiếu nước. Khi da quá khô không đủ nước, cơ chế của da sẽ tự sản sinh ra dầu nhờn để tăng cường độ ẩm bảo vệ da. Vì thế ngoài việc hạn chế tiết dầu, cân bằng da thì việc cung cấp ẩm cho loại da này là yếu tố không thể thiếu.

  • Các bước chăm sóc da dầu chuẩn khoa học

❇ Bước 1: Tẩy trang

Không giống như những làn da khác, da dầu luôn bị tiết nhiều dầu nhờn hơn, đặc biệt ở vùng chữ T. Sự kết hợp của mồ hôi và khói bụi sẽ khiến lỗ chân lông càng dễ bí tắc khiến mụn “biểu tình” nhiều hone. Vì thế, tẩy trang – có thể nói là bước đệm quan trọng nhất không những nâng hiệu quả làm sạch da, giúp da thông thoáng mà còn tạo một lớp đệm tốt để da có thể hấp thụ các dưỡng chất ở những bước skincare tiếp theo.

❇ Bước 2. Rửa mặt với sữa, gel:

Trong các bước chăm sóc da dầu, rửa mặt là bước bắt buộc bạn phải làm dù bận rộn đến đâu cũng không được bỏ qua, đặc biệt là vào buổi tối, sau một ngày làm việc căng thẳng cùng những tác động xấu từ môi trường.

Cũng là bước làm sạch da nhưng tẩy trang thôi vẫn còn chưa đủ, sữa rửa mặt sẽ giúp cho da sạch sâu bên trong. Nhờ vậy mà đến bước này làn da mới thật sự sạch thông thoáng, giúp cho dưỡng chất ở các bước dưỡng da tiếp theo thẩm thấu vào da dễ dàng.

Đối với da dầu, bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có chứa chất axit salicylic, benzoyl peroxide, những hợp chất này vừa có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ bã nhờn, vừa ngăn chặn tình trạng lỗ chân lông tắc nghẽn hiệu quả.

Trước khi rửa mặt, bạn nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ các vi khuẩn bám trên tay nhé!

❇ Bước 3: Dùng toner cân bằng da

Da thường hay bị khô và căng hơn sau khi rửa mặt, đây chính là lúc da bị mất cân bằng. Vì thế bạn cần sử dụng tới toner (nước hoa hồng) để cân bằng độ ẩm cho da. Sử dụng Toner cho da dầu sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức lý tưởng nhất (5.5) giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông mà 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt không rửa trôi hết được.

Nên dùng toner có thành phần chiết xuất từ các loại nguyên liệu tự nhiên cho da dầu như hoa hồng, trà xanh, cúc la mã, cám gạo, rau má, rau diếp cá để đảm bảo an toàn,lành tính cho da. Ngoài ra, có thể tìm kiếm các loại toner chứa Salicylic acid, Glycerin, Betaine salicylate, Benzophenone – 4, giúp làm sạch da, tạo sự thông thoáng cho lỗ chân lông hiệu quả hơn.

❇ Bước 4: Dùng Treatment đặc trị các vấn đề trên da

Đừng bỏ qua bước treatment. Đây chính là bước cung cấp dưỡng chất chuyên sâu để cải thiện tình trạng da của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tăng tuyến bã nhờn hoặc bít tắc lỗ chân lông thì lúc này lựa chọn thêm Niacinamide vào quy trình skincare của bạn chính là chân ái đấy nhé.

Vì treatment là đặc trị, vì thế hãy chọn đúng loại treatment cần thiết cho tình trạng da của mình. Tránh kết hợp quá nhiều loại treatment trong cùng một quy trình skincare để tránh lãng phí cũng như tránh đem lại hiệu quả không như mong muốn.

❇ Bước 5: Kem dưỡng ẩm

Nhiều bạn lầm tưởng dưỡng ẩm chỉ dành cho da khô nhưng nếu bỏ qua bước này sẽ khiến cho quá trình dưỡng da trước đó trở nên vô ích. Và có một sự thật mà có lẽ nhiều bạn vẫn chưa biết đó là khi da càng thiếu ẩm thì nó sẽ càng tiết dầu nhiều hơn. Và đây là lý do mà trong các bước chăm sóc da dầu không thể thiếu bước dưỡng ẩm. Các loại kem dưỡng có chức năng như cấp dưỡng ẩm và dinh dưỡng cho da. Đặc biệt, bước này còn đóng vai trò như một bước khóa ẩm, nhằm giúp các dưỡng chất của các bước trước đó thẩm thấu hết vào da, không cho chúng bay hơi, mất tác dụng.

Lưu ý, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm bạn nên chọn các loại kem không chứa dầu, dành riêng cho da dầu. Và nên chọn các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, chứa chất axit hyaluronic có tác dụng kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và kiểm soát tuyến bã nhờn hiệu quả.

❇ Đối với quy trình dưỡng da ban ngày, Sử dụng kem chống nắng là bước bắt buộc trong các bước chăm sóc da dầu, và các loại da khác cũng không thể thiếu bước này. Bởi nó đóng vai trò quan trọng như “lớp áo giáp” bảo vệ làn da của bạn khỏi tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Nếu thiếu bước này làn da của bạn sẽ đối mặt với các tình trạng da như: da cháy nắng, ngăm đen, tàn nhang, nám, đốm nâu, sạm da,…

❇ Ngoài việc chăm sóc đều đặn các bước trên, bạn đừng quên tẩy tế bào chết cho da 2 lần/ tuần.

Các lớp tế bào chết là nơi trú ngụ lý tưởng của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Lâu dầu chúng sẽ tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trứng cá. Vì vậy nên loại bỏ tế bào chết cho da dầu làm thông thoáng lỗ chân chân, ngăn ngừa mụn trứng cá và kích thích tế bào mới phát triển.

IV. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc da dầu?

Trong quá trình chăm sóc da dầu, để duy trì làn da khô thoáng, khỏe mạnh và sạch mụn, bạn hãy chú ý 5 điều dưới đây:

  1. Tuyệt đối không được nặn mụn bằng tay

Da dầu vốn dễ nổi mụn, chủ yếu là các loại mụn bọc, mụn có nhân trứng cá. Bạn tuyệt đối không nên dùng tay sờ, cạy hoặc nặn mụn, bởi đây chính là con đường khiến các nốt mụn bị nhiễm khuẩn, gây viêm da, mụn lây lan sang vùng da khác, khiến cho tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.

Vì bàn tay là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, nên chú ý khi chăm sóc da nên vệ sinh da tay trước bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Nếu da nổi mụn một cách nghiêm trọng, bạn nên đến các spa, thẩm mỹ viện, bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp, để bạn sớm trị dứt điểm mụn.

  1. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, thiếu nước và làm da mất đi độ ẩm cần thiết. Vì vậy, bạn nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, uống nước ép hoa quả ít đường, nước dừa tươi, nước cam và dùng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất,…

  1. Hạn chế sử dụng quá nhiều mỹ phẩm trang điểm

Da dầu vốn rất dễ nhạy cảm, dễ bít tắc lỗ chân lông, nên việc sử dụng quá nhiều lớp trang điểm trên da sẽ làm bít lỗ chân lông, dễ gây ra mụn. Do đó, bạn nên chú ý trang điểm càng ít càng tốt bằng cách makeup nhẹ nhàng vào những ngày thường. Còn vào những sự kiện quan trọng thì có thể trang điểm đậm một chút nhưng đừng để lớp trang điểm nằm quá lâu trên da.

Đồng thời, hãy lựa chọn các sản phẩm makeup có khả năng kiềm dầu, thấm hút bã nhờn tốt và có thành phần SPF để duy trì độ pH, cân bằng độ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi những tác hại bên ngoài.

  1. Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Nếu bạn là tín đồ ăn cay và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thì bạn nên hạn chế ngay. Bởi thường xuyên ăn quá nhiều, những loại thức ăn không lành mạnh như vậy sẽ khiến da tăng tiết bã nhờn, dễ kích ứng và dễ nổi mụn hơn.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu các bước chăm sóc da dầu ngày và đêm đúng chuẩn, cùng những vấn đề xoay quanh làn da dầu. Hy vọng là những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho các bạn hiểu và chăm sóc da đúng cách, từ đó tự tin hơn về làn da của mình.

Nguồn: Tổng hợp



Older Post Newer Post